'TP.HCM đang có 12 điểm nóng, 140 ca Covid-19 biến chủng mới' là sai sự thật
Lopez-Galvan là DJ được yêu mến ở thành phố Kansas (Mỹ) đang ăn mừng chiến thắng của Kansas City Chiefs cùng chồng, con trai và con gái thì bị bắn chết. 22 người khác, bao gồm cả trẻ em tại cuộc diễu hành đã bị thương.Những chàng trai ‘tiếp sức’ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
JBL trình làng loa giải trí PartyBox Ultimate
Xuân Son là khách ruột của một cửa hàng bánh chuối chiên ở Nam Định. Nếu không đi thi đấu xa nhà, hàng ngày tiền đạo này vẫn chở vợ con bằng xe máy đến cửa hàng này, mua vài cái bánh chuối chiên mang về nhà, để cả gia đình cùng thưởng thức. Người bạn đời của Xuân Son, cô Marcele Seippel cho biết những chiếc bánh chuối chiên này khiến cô và Xuân Son nhớ đến quê nhà Brazil. Theo cô Marcele Seippel, món bánh chuối chiên này tương tự như một món ăn cũng được làm từ bột và chuối ở Brazil. Một món ăn ngon miệng và hợp túi tiền. Giúp Xuân Son và gia đình được ngon miệng, vơi bớt nỗi nhớ quê nhà Brazil, chủ cửa hàng bánh chuối chiên này, anh Đạt, cảm thấy rất vui. Anh vui hơn nữa khi Xuân Son góp công lớn giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Bản thân anh Đạt chia sẻ, hiệu ứng của Nguyễn Xuân Son cũng giúp cho cửa hàng của anh kinh doanh tốt hơn trước.Người dân địa phương hiện tại đều đã biết cửa hàng của anh Đạt là địa chỉ thường xuyên được Xuân Son lui tới. Trong những ngày qua, người dân đến cửa hàng đông hơn, dân Nam Định cũng muốn biết những chiếc bánh chuối chiên mà Xuân Son và gia đình thường ăn, ngon đến mức nào. Doanh số của cửa hàng bánh chuối chiên này hiện tăng khoảng 150% so với ngày thường. Tất cả đều nhờ hiệu ứng Xuân Son.Cửa hàng bán bánh chuối chiên "mối ruột" của Xuân Son cũng ngỏ ý được miễn phí toàn bộ cho cầu thủ này, từ nay về sau, để được phục vụ tốt hơn khách ruột của mình, cũng là để ghi công Xuân Son, sau khi anh giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup. Muốn bánh chuối chiên và hát Quốc ca Việt Nam ngay sau ca phẫu thuật gãy xương ống đồng, cho thấy Nguyễn Xuân Son hòa nhập quá tốt với đời sống của người Việt, văn hóa Việt. Đấy là một điểm nữa để khẳng định Xuân Son luôn muốn cống hiến hết mình cho bóng đá Việt Nam, cho thể thao Việt Nam.Tuy nhiên, trước mắt Xuân Son sẽ là quá trình hồi phục được kiểm soát kỹ, nhằm giúp cho cầu thủ này sớm trở lại với trạng thái tốt nhất, được trở lại với bóng đá đỉnh cao trong thời gian nhanh nhất có thể. Những gì trải qua tại AFF Cup 2024 vừa rồi thể hiện rõ nét sự khát khao cống hiến đấy của Xuân Son. Cầu thủ này chạy không ngừng, nỗ lực không ngừng. Anh bất chấp nguy cơ chấn thương để tăng tốc, chuyền bóng cho đồng đội, với hy vọng tạo ra cơ hội ghi bàn cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trên sân Rajamangala tối 5.1. Anh bị gãy chân vì tình huống tăng tốc và chuyền bóng đó, nhưng ngay sau khi vượt qua nỗi đau thể xác, việc mà cầu thủ này quan tâm đầu tiên, đó là quan tâm đến tỷ số của trận chung kết, quan tâm đến niềm tự hào của người Việt.Xuân Son hết lòng vì cả nước, cả nước hiện giờ cũng hết lòng vì Xuân Son. Riêng các bác sĩ đang trực tiếp chữa trị cho Xuân Son hết sức tận tâm với cầu thủ này. Giai đoạn phẫu thuật đã qua, và giờ là quá trình hồi phục của Xuân Son trong những ngày tới đây.Bác sĩ Trần Trung Dũng (người trực tiếp mổ cho Xuân Son) của Bệnh viện Vinmec, nơi Xuân Son đang điều trị, dành lời tâm huyết cho cầu thủ của đội tuyển Việt Nam: "Thể trạng của Xuân Son là thể trạng của người phương Tây, rất dễ tăng cân. Vì thế, chỉ cần Xuân Son giảm cường độ tập luyện, anh sẽ tăng cân rất nhanh, từ khoảng 90 kg hiện tại, cầu thủ này có thể vượt qua con số 100 kg khá nhanh.Vì thế, ca phẫu thuật mới chỉ là 1/10 quãng đường trở lại sân cỏ của Xuân Son trong thời gian tới. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Xuân Son ở những ngày phía trước. Xuân Son phải duy trì, kiểm soát cân nặng của bản thân. Cầu thủ này phải kiên trì tập hồi phục. Quá trình tập hồi phục cũng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, gồm giai đoạn chưa liền xương và đã liền xương. Rồi ngay ở giai đoạn liền xương cũng chia ra làm 2 phần khác nhau: giai đoạn mới liền xương, xương chưa chắc chắn và giai đoạn xương đã liền chắc. Mỗi giai đoạn phải có những bài tập khác nhau".Đấy là những lời tâm huyết dành cho cầu thủ đang được cả nước yêu mến. Trong những ngày tới, Xuân Son sẽ nỗ lực rất nhiều để có thể hồi phục nhanh nhất có thể. Anh sẽ phải tuân theo chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học được đội ngũ y học thể thao đưa ra. Một trong những nỗ lực cho việc đó, chính là vấn đề dinh dưỡng của Xuân Son. Cầu thủ này có lẽ phải tạm gác lại một số thói quen ẩm thực hàng ngày ở thời điểm trước chấn thương, để tuân theo chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia y học thể thao tư vấn. Xuân Son sớm hồi phục ngày nào, anh sẽ nhanh chóng trở về Nam Định ngày đó. Sau khi hồi phục, cầu thủ này có thoải mái về với món bánh chuối chiên quen thuộc, về với những người láng giềng dễ thương ở thành Nam vẫn đang chờ anh.
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Giá vàng 'tranh thủ' tăng trước giờ G
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.